Ba kích tím có tác dụng gì, chữa trị bệnh gì? Cách ngâm rượu ba kích tím?
Cây ba kích tím có tác dụng gì, có thể chữa trị bệnh gì? Cách sử dụng Ba kích tím như thế nào? Cách ngâm rượu ba kích tím đúng cách như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.
Tên thông thường: Ba kích tím, Ba kích nhục, Liên châu ba kích, Cây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy cáy (Thái), Thao tày cáy (Tày), Ba kích thiên (Trung Quốc)…
Tên khoa học: Morinda Officinalis Stow
Họ khoa học: Rubiaceae (Họ cà phê)
Tên tiếng Anh: Medicinal india Mulberry
Tìm hiểu chung về ba kích
Hình ảnh và cách nhận biết cây ba kích
Ba kích là dạng cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân leo bằng thân quấn, dài hàng mét. Thân non có màu tím và có lông, sau nhẵn. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn.
Hoa ba kích tím khá nhỏ, mọc thành từng chùm thường nở vào khoảng tháng 5-6 lúc đầu hoa có màu trắng sau chuyển sang màu vàng. Hoa thường tập trung thành tán ở đầu cành. Tháng 7 – 10 sẽ là lúc quả ba kích ra rộ nhất, quả hình cầu, khi chín có màu đỏ.
Củ ba kích tím có rất nhiều công dụng chữa bệnh được chứng nhận cả trong y học cổ truyền và các nghiên cứu khoa học hiện đại.
Cây ba kích có mấy loại?
Có hai loại ba kích trong tự nhiên: Ba kích tím và ba kích trắng. Trong đó, có khoảng 80-90% cây ba kích là loại ba kích trắng còn lại là ba kích tím, chưa có tài liệu nào chứng minh là ba kích trắng không tốt bằng ba kích tím (kể cả trong các tài liệu đông y). Cách phân biệt ba kích trắng và tím như sau:
+ Ba kích tím: Màu củ có màu vàng sậm, phần thịt bên trong có màu hanh tím. Khi ngâm rượu làm cho màu rượu chuyển thành màu tím sậm.
+ Ba kích trắng: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím. Khi ngâm rượu: rượu chuyển màu tím nhạt.
Hiện nay, do tác dụng của cây ba kích; ba kích trong tự nhiên đã được khai thác triệt để, ba kích tím và ba kích trắng trong tự nhiên rất hiếm. Ba kích được trồng hiện nay chủ yếu là ba kích tím.
Cây ba kích thường mọc ở đâu, bộ phận nào dùng để làm thuốc?
Cây ba kích mọc hoang ở ven rừng, trên đồi rậm giữa các bụi bờ, bãi hoang nhiều nhất ở Quảng Ninh (Hải Ninh, Hồng Quảng), Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang. Hiện nay, nhu cầu về ba kích làm dược liệu và trong nhân dân lớn nên cây ba kích đã được Viện dược liệu, các đơn vị chuyên ngành nghiên cứu và đưa vào quy trình trồng.
Bộ phận dùng làm thuốc của Ba kích là rễ. Thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa đông. Chọn những cây mọc lâu năm, đào lấy rễ to có đường kính từ 7mm trở lên (Ba kích trồng từ 3 năm trở lên cho thu hoạch), nên thu hoạch vào mà đông là tốt nhất.
Rễ sau khi đào lên rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi gần khô dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh giập nát) để lộ lõi nhỏ bên trong rút bỏ lõi, rồi phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô.
Thành phần dược chất trong cây Ba kích là gì?
Trong ba kích có chứa các thành phần chính như các hoạt chất Anthraglucosid, Iridoid Glucoside, các Sterol, Phytosterol, Morindin, các chất vô cơ như K, Na, Mg, Fe, Cu, Zn…tinh bột, đường, Acid hữu cơ, tinh dầu, vitamin C, B1 (Theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Hoạt chất Anthraglucozit
Anthraquinon là những dẫn chất của Dixeton-Anthraxen. Anthraquinon là sản phẩm thủy phân Anthraglucozit. Phần đường có thể là Monozơ, Diozơ, Triozơ tùy theo loại hợp chất. Phần không đường có nhân căn bản là Anthraxen.
Tính chất của Anthraglucozit cũng khác nhau tuỳ theo nó ở dạng oxy hóa hay khử. Ở dạng khử, Anthraglucozit còn có tác dụng sinh lý mạnh hơn dạng oxy hoá, do vậy ba kích có tác dụng kích thích tình dục rất mạnh mẽ.
Hoạt tính của Anthraquinon
Trong rễ (củ) ba kích có chứa hoạt tính Anthraquinon với tác dụng thanh nhiệt, hạ hoả, giải độc, ích thận, cường gân cốt. Ðược dùng để bổ thận, tráng dương, ích tinh, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Ngoài ra, Anthraquinon còn giúp giảm đau, trị viêm da, ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các độc tố, vi khuẩn.
Tác dụng nhuận tràng, hạ hỏa, giải độc, hoạt huyết, tác dụng lợi mật, cầm máu, kháng khuẩn, lợi tiểu, bảo vệ gan và giảm cholesterol máu. Bởi vậy, ba kích còn được dùng làm thuốc chữa huyết áp cao và giảm cholesterol máu.
Các Acid hữu cơ trong ba kích
Trong củ (rễ) ba kích còn chứa nhiều axit hữu cơ bổ dưỡng và rất cần thiết cho cơ thể. Các axit hữu cơ này là những thành phần giúp tăng cường sức khoẻ và gián tiếp góp phần nâng cao khả năng tăng cường sinh lý. Có thể nói, ba kích là vị thuốc bổ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là đấng mày râu muốn cải thiện chức năng sinh lý.
Ba kích tím có tác dụng gì, dùng để làm gì?
Tác dụng của cây Ba kích
Theo Đông y
Trong y học cổ truyền có nói, tác dụng của ba kích là ôn thận tráng dương bổ thận ích tinh, cường gân cốt. Từ xa xưa, người dân đã sử dụng ba kích ngâm rượu để uống nhắm cải thiện sinh lý, cường dương.
Đối với những người bị yếu sinh lý, Ba kích có tác dụng làm tăng thời gian quan hệ, cố tinh, tăng cường bản lĩnh, chống xuất tinh sớm. Không những thế, Ba kích còn có tác dụng chủ trị các bệnh mộng tinh, di tinh, liệt dương.
Ngoài ra, trong đông y cũng thường dùng để chữa các bệnh về xương khớp, gân mềm yếu, bệnh đau, lưng mỏi gối, tê mỏi chân tay, điều trị các chứng do thận hư, đi tiểu nhiều lần, bệnh phong thấp, tay chân lạnh, mắt trắng nhợt nhạt, phụ nữ kinh nguyệt không đều,...
Theo khoa học hiện đại
+ Tăng cường sinh lý nam: Theo nghiên cứu của Trần Mỹ Tiên “ Nghiên cứu tác dụng hướng sinh dục nam của ba kích kết quả cho thấy trên cơ địa động vật thí nghiệm (chuột) giảm năng sinh dục, sử dụng cao ba kích đã thể hiện tác dụng làm tăng nồng độ testosteron trong máu, tăng trọng lượng của cơ quan sinh dục đực và cơ nâng hậu môn, tăng nồng độ protein toàn phần trong huyết tương và không làm tăng thể trọng cơ thể ở 2 liều thử nghiệm 50mg/kg và 100mg/kg
+ Tăng sức đề kháng: Dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng ammoni clorid trên chuột nhắt trắng với liều 15g/kg. Ba kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (Trung Dược Học)
+ Tăng cường hệ thống nội tiết: Các thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen (Trung Dược Học)
+ Tăng sức dẻo dai: Cho chuột thí nghiệm dùng ba kích với liều 5-10g/kg liên tục trong 7 ngày, bằng phương pháp chuột bơi thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho chuột thí nghiệm (Trung Dược Học)
+ Chống viêm nhiễm: Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5-10g/kg, ba kích có tác dụng chống viêm rõ rệt. Hợp chất iridoid có khả năng chống viêm hiệu quả trên chuột và thỏ, hợp chất iridoid glycoside, monotropein có tác dụng giảm đau, chống viêm (Jongwon Choi,2005)
+ Chống loãng xương: Theo kết quả nghiên cứu của Qiao-Yan Zhang và cs đã phân tích được 7 hợp chất của anthraquinon từ rễ Ba kích là: Physicion (1), rubiadin-1-methyl ether (2), 2-hydroxy-1-anthraquinone methoxy- (3), 1,2-dihydroxy-3-methyl anthraquinone (4), 1,3,8 – trihydroxy – Anthraquinone 2 – methoxy – (5), 2-hydroxymethyl-3-hydroxyanthraquinone (6), 2-methoxy anthraquinone (7). Trong đó hợp chất 4 và 5 cho thấy tác dụng kích thích đáng kể đến hoạt động ALP tế bào tạo xương ở một liều lượng, hợp chất 1 và 5 cho thấy tác dụng ức chế mạnh mẽ hơn với tế bào hủy xương (LI Kai (2012))
Cách sử dụng Ba kích tím như thế nào?
Cháo ba kích hầm thịt dê
Thịt dê 100g, ba kích khô 15g, gạo tẻ 150g. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, ba kích buộc vào túi vải. Cho tất cả vào nồi hầm thành cháo, nêm gia vị là ăn được. Món cháo có công dụng bổ tỳ thận, sinh tinh.
Ba kích nấu thịt trai
Ba kích tím 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn cùng với cơm. Món ăn có công dụng hỗ trợ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, giúp bổ thận dương.
Trà lá ba kích
Lá ba kích 30g, đường đỏ. Lá ba kích rửa sạch, bỏ vào nồi, đổ vào 200ml nước. Dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn nhỏ lửa nấu 5 phút, thêm chút đường đỏ vào là được. Uống thay trà. Công dụng: bổ can, thận, giảm huyết áp.
Ba kích hầm đuôi lợn, đậu đen
Đuôi lợn 50g, đỗ trọng 20g, ba kích, tục đoạn 20g, thung dung 20g, đậu đen 30g, gia vị vừa đủ. Đuôi lợn rửa sạch đem hầm với các vị thuốc trên nêm gia vị vừa dùng. Dùng liên tục 7 – 10 ngày. Công dụng: bổ thận, sinh tinh.
Ba kích dùng để ngâm rượu
Một trong các cách sử dụng rễ ba kích và phát huy được tác dụng của vị thuốc này là ngâm với rượu. Đây là cách được áp dụng trong dân gian từ trước tới nay.
Rượu ba kích được coi là một loại xuân dược, có tác dụng bổ thận tráng dương, sinh lý cho nam giới, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kiện gân cốt. Cách ngâm rượu ba kích tím tươi như sau:
- Rửa sạch rễ Ba kích để ráo hết hẳn nước
- Dùng tay tút bỏ hết lõi rễ Ba kích chỉ lấy phần thịt.
- Cho Ba kích đã lấy hết lõi vào bình thủy tinh rồi đổ Rượu lên. Tỷ lệ khuyến cáo cứ: 1kg Ba Kích thì ngâm với 3-4 lít rượu nếp quê chuẩn 43-45 độ rượu (với nồng độ này các tinh chất trong ba kích sẽ được chiết xuất tối đa).
- Ngâm được 20 ngày mở lắp bình ngâm dùng đũa gỗ cho vào bình khoấy cho đều rồi lại đậy kín ngâm thêm khoảng 2 tháng nữa rồi đem ra sử dụng (mục đích khoấy là cho rượu ngấm đều và nhanh ra màu hơn). Tất cả thời gian mất khoảng gần 3 tháng để có được một bình rượu ba kích ngon.
Thay vì dùng Ba kích tươi thì bạn có thể dùng Ba kích khô để ngâm rượu. Cách ngâm rượu ba kích khô thì cũng không khác cách ngâm rượu ba kích tươi nhiều. Chỉ khác ở tỷ lệ ngâm với rượu. Do ba kích khô đã được rút hết nước nên tỷ lệ cũng cao hơn. Thường thì 1kg khô có thể ngâm từ 5 đến 7 lít rượu.
Ba kích khô cũng ngấm rượu nhanh hơn nên chỉ khoảng 50 – 60 ngày là có thể uống được.
Bài thuốc chữa bệnh của Ba kích tím là gì?
Với nhiều công dụng tuyệt vời, Ba kích tím được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau, có thể kể đến như:
Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý
Ba kích tươi 1kg, Dâm dương hoắc 1kg, Nấm ngọc cẩu 0,5 kg, Nhục thung dung 0,2kg, Sâm cau đỏ 0,5kg, Rượu trắng 7l. Tất cả ngâm trong vòng 50-60 ngày có thể sử dụng được.
Chữa gân xương yếu, lưng, đầu gối đau buốt
Ba kích, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải tất cả 400g; Hươu bao tử: 1 bộ. Các vị trên làm hoàn cứng to bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 6g thuốc hoàn / 3 lần/ngày.
Chữa thận hư, thận yếu, xuất tinh sớm, liệt dương
Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g); Củ mài núi khô 600g. Đem các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/ 1 hoàn.
>>> Tham khảo thêm: Trường Xuân Vương: Sung sức tận hưởng "cuộc vui" dù là U80 vẫn hừng hực lửa
Nam giới nên dùng sản phẩm nào từ Ba kích tím để tăng cường sinh lý?
Kỳ Phong Vương là viên uống tăng cường sinh lý cho nam giới đang rất hot và được nhiều phái mạnh quan tâm trong thời gian gần đây.
Kỳ Phong Vương là một loại thuốc tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới có thành phần 100% chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên như: Ba kích tím, Thỏ ty tử, Đông Trùng Hạ Thảo, Dâm dương hoắc, Câu kỷ tử, Gai ma vương. Kỳ Phong Vương giúp bổ thận tráng dương, kéo dài thời gian quan hệ, mạnh gân cốt, tăng cường sinh lực và khả năng sinh lý của nam giới.
Đặc biệt sản phẩm do Việt Nam sản xuất này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa và làm chậm quá trình mãn dục nam an toàn và hiệu quả.
Công dụng của Kỳ Phong Vương
- Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực và khả năng sinh lý cho nam giới.
- Giúp nam giới mạnh gân, tráng cốt, cải thiện sức khỏe.
- Giúp kéo dài thời gian quan hệ, tăng khoái cảm và giúp cuộc yêu thêm trọn vên.
- Hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, liệt dương, hiếm muộn.
- Tăng kích thước dương vật.
- Giúp nam gưới mau chóng phục hồi sinh lực sau lâm trận.
- Hỗ trợ điều trị và làm chậm quá trình mãn dục nam.
- Hỗ trợ điều trị chứng thận hư, thận yếu, tiểu nhiều lần.